Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, April 3, 2011

Không ăn thịt có làm mất cân bằng dinh dưỡng hay không?

Không ăn thịt có làm mất cân bằng dinh dưỡng hay không?

27/08/2009 - 14:24 Karl S. Kruszelnicki
Nguồn Off meat arguments off balance

Trên thực tế, có rất nhiều bằng chứng cho thấy con người đã tiến hóa để ăn thịt.

* Bình chọnBình chọn (0)
* Ý kiếnÝ kiến (0)
* ShareChia sẻ
* PrintBản in

Không ăn thịt có làm mất cân bằng dinh dưỡng hay không?

Không ăn thịt có làm mất cân bằng dinh dưỡng hay không?
Tóm lược

* Tiến sĩ Karl S. Kruszelnicki cho rằng chế độ ăn chay nếu được sắp xếp hợp lý thực sự có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng ông cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng không nên ăn thịt và thịt sẽ làm hại cho ruột và thải ra nhiều chất độc .

Tiến sĩ Karl S. Kruszelnicki cho biết ông không “gặp vấn đề gì” trong chuyện ăn chay. Trên thực tế, bản thân ông đã ăn chay trong nhiều năm. Thậm chí hiện giờ, do một trong những cô con gái của ông đang ăn chay nên Tiến sĩ Karl cũng có thể ăn chay nhiều ngày hoặc nhiều tuần liền mà không cần ăn thịt.

Tiến sĩ Karl hoàn toàn nhất trí rằng nếu cần nuôi dân số của một nước thì chế độ ăn của người ăn chay sử dụng ít nguồn thực phẩm và nhiên liệu hơn so với chế độ ăn của người ăn thịt.

Hơn nữa, Tiến sĩ Karl cũng hoàn toàn đồng ý rằng chế độ ăn chay nếu được sắp xếp hợp lý thực sự có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe như giảm tỉ lệ béo phì, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, ông không đồng tình với ý kiến cho rằng con người đừng bao giờ ăn thịt cũng như những ý kiến cho rằng thịt sẽ làm hại cho ruột và thải ra nhiều chất độc dẫn đến việc mắc nhiều loại bệnh tật như bệnh tâm thần, lão hóa sớm và ốm yếu.

Có một số dị bản khác của giai thoại về việc ăn thịt có hại. Có người cho rằng trung bình mỗi người Mỹ chứa vài kilogram thịt chưa tiêu hóa trong ruột bởi vì họ tin rằng cơ thể con người không phải được cấu tạo để thích nghi với việc ăn thịt.

Trên thực tế, con người đã tiến hóa để ăn thịt. Dưới đây là một số bằng chứng:

Một mặt, răng trong hộp sọ con người gồm hai loại: loại răng cửa để cắn (như ở các loài động vật ăn thịt) và răng hàm để nhai (như ở động vật ăn cỏ). Sự kết hợp này làm cho con người trở thành động vật ăn tạp linh hoạt.

Mặt khác, thời gian tiêu hóa cho mỗi loại thức ăn khiến nhiều người cho rằng con người không tiêu hóa được thịt. Tuy nhiên ruột người chứa đủ các loại enzyme cần thiết để tiêu hóa thịt. Ruột người dài khoảng 10 mét. Thức ăn vào khoang miệng được nhai kỹ và được cung cấp một vài loại enzyme tiêu hóa có trong nước bọt. Sau đó, thức ăn đi qua thực quản và xuống dạ dày. Trong dạ dày, enzyme pepxin trong dịch vị tấn công protein trong thịt, phá vỡ các chuỗi amino axit thành các chuỗi nhỏ hơn.

Thông thường, thức ăn nằm trong dạ dày từ khoảng 30 phút đến 150 phút, trước khi chuyển tiếp đến vùng ruột non. Tuy nhiên, pepxin trong dịch vị dạ dày chỉ tiêu hóa khoảng 15% số lượng protein. Ruột non thực hiện hầu hết công đoạn tiêu hóa và hấp thụ những chất dinh dưỡng từ thức ăn. Thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột non là khoảng từ 2 đến 6 giờ.

Trong ruột non, tuyến tụy tiết ra nhiều loại enzymes có tác dụng phá vỡ các chuỗi amino axit nhỏ thành những chuỗi amino axit nhỏ hơn nữa.
Các tế bào thành ruột có những “ngón tay siêu nhò” gọi là lông nhung ruột. Thành lông ruột chứa các enzyme bám chặt bên trong thành ruột.
Những loại enzyme này được tiết ra từ thân lông ruột, thẩm thấu qua thành lông ruột vào ống ruột rỗng.

Khi ăn thức ăn, những enzyme này phá vỡ chuỗi amino axit thành những chuỗi cực nhỏ chứa hai hoặc ba amino axit, đôi khi cả amino axit đơn.
Những chuỗi amino axit cực nhỏ này được thấm vào tế bào thành ruột và bị phá vỡ thành các amino axit đơn (nếu cần thiết). Sau đó, các amino axit đơn được chuyển hóa ngay qua tế bào sang phía bên kia và chuyển vào mạch máu và chuyển tiếp các amino axit đơn lên gan để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Như vậy, rõ ràng ruột người trên thực tế chứa đầy đủ các cơ chế cần thiết để tiêu hóa protein trong thịt.

Các thành phần trong ruột non sau đó được chuyển tiếp tới ruột già nơi nước và các chất điện phân được tách bỏ. Thời gian của giai đoạn chuyển hóa ở ruột già kéo dài lâu hơn nhiều, từ khoảng 14 đến 80 giờ.

Thời gian chuyển hóa khác nhau do ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm yếu tố di truyền, lượng chất sơ trong chế độ ăn, số lượng thức ăn, tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc, tập thể dục…

Tuy nhiên, ở mỗi phần của ruột, các thành phần mềm xốp có xu hướng dịch chuyển theo từng đơn vị, giống như kem đánh răng khi được bóp ra từ tuýp thuốc đánh răng. Chúng được pha trộn kỹ càng trước khi được thải ra ngoài cơ thể. Hỗn hợp trên vốn là thịt ban đầu không được tách riêng và giữ riêng để phân hủy âm thầm.

‘Cuộc hành trình’ của thịt trong hệ tiêu hóa là như thế, nếu bạn thấy quá phức tạp thì đừng ăn thịt nữa!
http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%BB%A9c/kh%C3%B4ng-%C4%83n-th%E1%BB%8Bt-c%C3%B3-l%C3%A0m-m%E1%BA%A5t-c%C3%A2n-b%E1%BA%B1ng-dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng-hay-kh%C3%B4ng

No comments:

Post a Comment