Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, April 3, 2011

khi phơi nắng vào sáng sớm hay chiều muộn.

Nấm có thể sản sinh ra hàm lượng Vitamin D cao

05/10/2009 - 13:23 ABC Science
Nguồn Mushrooms may yield vitamin D bonanza

Tiến sĩ Gerald Pang và các đồng nghiệp Úc phát hiện rằng đặt đèn ở khoảng cách phù hợp và chiếu sáng cho nấm trong khoảng thời gian phù hợp sẽ không ảnh hưởng đến việc biến đổi màu nấm nhưng lại có tác dụng tăng khả năng tích tụ hàm lượng vitamin D.

* Bình chọnBình chọn (0)
* Ý kiếnÝ kiến (0)
* ShareChia sẻ
* PrintBản in

Nấm có thể sản sinh ra hàm lượng Vitamin D cao

Nấm chứa hàm lượng ergosterol cao vốn là tiền thân của vitamin D. (iStockphoto)

Theo các nhà nghiên cứu Úc, một chùm tia cực tím có thể biến nấm thành nguồn cung cấp vitamin D lớn.

Tiến sĩ Gerald Pang và các đồng nghiệp ở Đại học Miền Tây Sydney (University of Western Sydney) công bố những phát hiện của họ trong tập san Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Journal of Agricultural and Food Chemistry)

Nấm trong tự nhiên chứa hàm lượng ergosterol cao vốn là tiền thân của vitamin D.

Tuy nhiên, phương pháp tiêu chuẩn sản xuất nấm trong nhà khiến nấm không được tiếp xúc với ánh sáng và ergosterol không chuyển hóa thành vitamin D.

Các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ đã phát triển một công nghệ sử dụng tia cực tím để tăng hàm lượng vitamin D trong nấm. Tiến sĩ Pang cho biết công nghệ này đã được đưa vào sử dụng ở Mỹ từ năm ngoái.

Hiện nay, Pang và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu được tài trợ bởi Hiệp hội những người trồng nấm (Australian Mushroom Growers' Association) và Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghề làm vườn Úc (Horticulture Australia Ltd). Nghiên cứu này khẳng định rằng nấm Úc cũng có phản ứng lại với tia cực tím.

Tiến sĩ Pang cho biết, theo kết quả nghiên cứu, vitamin D ổn định và có thể tồn tại 8 ngày sau khi được xử lý và lưu giữ ở nhiệt độ trong phòng hoặc tủ lạnh theo yêu cầu.

Pang và các đồng sự đã thử nghiệm bằng cách chiếu sáng loại nấm mỡ Agaricus bisporus bằng tia cực tím C (UV-C light) của đèn xenon trong khoảng thời gian từ 20 giây đến 30 phút.

Họ phát hiện rằng đặt đèn ở khoảng cách phù hợp và chiếu sáng cho nấm trong khoảng thời gian phù hợp sẽ không ảnh hưởng đến việc biến đổi màu nấm nhưng lại có tác dụng tăng khả năng tích tụ hàm lượng vitamin D.

Các nhà nghiên cứu cũng sẽ sớm nghiên cứu ảnh hưởng của tia cực tím cường độ cao hơn để giảm thời gian chiếu sáng cần thiết cho việc tăng hàm lượng vitamin D.

Greg Seymour, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế về Khoa học Trồng Nấm (The International Society for Mushroom Science) và Tổng Giám đốc Hiệp hội Những người Trồng Nấm Úc, tuyên bố những bằng chứng cho thấy 100 gram nấm được chiếu tia cực tím có thể cung cấp đủ hàm lượng vitamin D cần thiết hàng ngày cho con người.

Greg Seymour hi vọng rằng loại nấm giàu vitamin D sẽ có mặt ở Úc vào cuối năm nay.
Ý kiến các nhà dinh dưỡng học

Các nhà dinh dưỡng học đã có những phản hồi khác nhau về ý tưởng này.

“Tôi cho rằng đây là một ý tưởng thông minh bởi có rất ít loại thực phẩm thực sự chứa vitamin D”, Catherine Saxelby, nhà tư vấn dinh dưỡng tại Sydney, nhận xét.

Catherine Saxelby cho rằng mặc dù Úc là đất nước nhiều ánh nắng mặt trời nhưng hội chứng thiếu vitamin D vẫn là một vấn đề lớn, đặc biệt là với những người già nằm liệt giường,những phụ nữ và trẻ em da màu mặc quần áo che kín.

“Sẽ tốt hơn nếu có các loại thực phẩm khác giàu vitamin D ngoài dầu cá, bơ động vật và thực vật”, Saxelby nói.

Tiến sĩ Rosemary Stanton, nhà dinh dưỡng học, lại kêu gọi mọi người cẩn thận với ảnh hưởng của tia cực tím với nấm.

Bà cho biết nấm giàu các vitamin nhóm B nhưng vitamin nhóm B rất nhạy cảm với nhiệt và ánh sáng.

“Chúng ta cần phải cẩn thận và đảm bảo rằng phương pháp dùng tia cực tím không làm mất các vitamin nhóm B có trong nấm”, Stanton khuyến cáo.

Stanton cũng cho rằng con người vẫn có thể hấp thụ hàm lượng vitamin cần thiết mà không cần thiết tăng nguy cơ gây ung thư cho mình khi phơi nắng vào sáng sớm hay chiều muộn.
http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%BB%A9c/n%E1%BA%A5m-c%C3%B3-th%E1%BB%83-s%E1%BA%A3n-sinh-ra-h%C3%A0m-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-vitamin-d-cao

No comments:

Post a Comment